LỚP A NAM ĐÀN I NIÊN KHOÁ 1992 - 1995

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
LỚP A NAM ĐÀN I NIÊN KHOÁ 1992 - 1995

Diễn đàn của các thành viên lớp 12A Trường PTTH Nam Đàn 1, năm học 1992-1995.


    Lễ hội Đền Vua Mai - Nét văn hóa tâm linh của người Nam Đàn

    Hồ Nam
    Hồ Nam


    Tổng số bài gửi : 74
    Join date : 21/02/2011

    Lễ hội Đền Vua Mai - Nét văn hóa tâm linh của người Nam Đàn Empty Lễ hội Đền Vua Mai - Nét văn hóa tâm linh của người Nam Đàn

    Bài gửi  Hồ Nam Mon Mar 28, 2011 11:02 am

    Đã trở thành nét truyền thống, những ngày đầu xuân, những người con của Nam Đàn cũng như du khách thập phương lại nô nức tìm về với Lễ hội Đền Vua Mai (Nam Đàn–Nghệ An) để tưởng nhớ công đức Vua Mai Hắc Đế cùng với các tướng lĩnh của ông, ôn lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược phương Bắc, xây dựng nước Vạn An độc lập (722-726).


    Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái (huyện Nam Đàn, Nghệ An). Năm 713, Mai Thúc Loan có mặt trong đoàn phu đi cống vải (trái vải-một loại vải rất ngon ở chân núi Đại Huệ) cho Đường Huyền Tông. Dọc đường, dân phu vô cùng khổ cực. Là người có sức khỏe, nhanh nhẹn, giỏi võ lại tài năng, chí lớn, Mai Thúc Loan vận động dân phu nổi dậy giết bọn quan, lính áp tải, rồi dùng trái “lệ chi” làm lễ ăn thề. Mọi người cùng nhau tuyên thề: “Dốc chí phục thù, giết hết bọn giặc để cứu nước” và tôn Mai Thúc Loan làm chủ súy.

    Mai Thúc Loan lập nghĩa quân, tập hợp phường săn quanh vùng có đến mấy trăm người để thêm sức mạnh. Chọn Sa Nam làm căn cứ đã cho thấy tầm nhìn của ông rất xứng với địa vị thủ lĩnh, bởi địa thế này vừa có thế chủ động cũng có thể thủ. Rú Đụn lớn hơn rú Vệ, hiểm trở và kín đáo, hai bên có sông Lam bao bọc. Xây đắp chiến lũy thành Vạn An ở ngay Thị trấn Nam Đàn bây giờ, chứa voi trận, khí giới, vũ khí, lương thực dự bị để tính kế lâu dài.

    Binh hùng tướng mạnh, căn cứ vững chắc, nhân dân một lòng ủng hộ, chẳng mấy chốc Mai Thúc Loan đã thu được một vùng giang sơn rộng lớn. Đất nước được giải phóng, Mai Thúc Loan được ba quân tôn lên làm Vua. Ông kéo quân về thành Vạn An và lấy thành Vạn An làm quốc đô. Vua có nước da đen, nên nhân dân thân mật gọi ông là Mai Hắc Đế.

    Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, Nam Đàn được ghi vào lịch sử dân tộc như là quê hương, nơi xuất phát của một cuộc khởi nghĩa oanh liệt chống quân quan nhà Đường từ năm 713 đến năm 722 do Mai Thúc Loan lãnh đạo.

    Khi ông mất, nhân dân đã xây dựng mộ tại núi Đụn Sơn, hậu cứ của nghĩa quân và là nơi ông trút hơi thở cuối cùng (nay thuộc xã Vân Diên). Đồng thời, người dân cũng lập đền thờ ông tại Vệ Sơn, trung tâm chỉ huy chiến đấu của ông thuở trước, nay thuộc khối Mai Hắc Đế (thị trấn Nam Đàn) để thờ phụng. Đồng thời ghi nhớ công lao người mẹ đã có công sinh thành và dưỡng dục ông, nhân dân đã xây mộ tại núi Dẻ, xã Nam Thái. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, ngoài lễ hội đền Vua Mai, hàng năm nhân dân Nam Đàn còn tổ chức nhiều kỳ lễ trọng như: giỗ thân mẫu Vua Mai 14-7 âm lịch, giỗ Vua Mai vào 16-9 âm lịch, giỗ Mai Hoàng Hậu 15-7 âm lịch.

    Riêng Lễ hội Đền Vua Mai là lễ hội được tổ chức quy mô lớn và long trọng nhất. Các hoạt động sôi nổi trong Lễ hội Đền Vua Mai luôn thu hút được đông đảo người dân và du khách đến tham gia. Mỗi năm du khách đến với Lễ hội ngày càng nhiều, năm 2010, Lễ hội Đền Vua Mai đã đón trên 3 vạn du khách đến tham quan.

      Hôm nay: Tue May 07, 2024 5:42 am